Trước khi bắt tay vào xây dựng bộ nhận diện thực sự, bạn cần phải biết mình là ai, đứng dưới phương diện là một thương hiệu.
Để nhận biết những gì cốt lõi thuộc về thương hiệu của bạn, bạn nên cân nhắc một số khía cạnh như sau:
Hãy tự hỏi chính mình:
Một khi bạn xác định được mình là ai, đã đến lúc bạn xây dựng bộ nhận diện cho thương hiệu của mình.
Dưới đây là những yếu tố bạn nên cân nhắc khi bắt tay thiết kế bộ nhận diện cho thương hiệu:
Typography chính là những font chữ mà bạn sử dụng cho các sản phẩm đồ họa của thương hiệu. Có 4 dạng typography cơ bản:
Serif font: Chính là những font chữ có chân ở cuối mỗi ký tự, như Times New Roman. Những thương hiệu muốn thể hiện sự đáng tin cậy và trung thực thì nên sử dụng kiểu typo có chân này.
Sans serif font: Ngược lại với font Serif là font Sans serif, những font chữ không có chân ở cuối ký tự (như Arial). Những font chữ này đem lại cho người nhìn cảm giác hiện đại, trẻ trung.
Script typography: Là những font chữ kiểu viết tay, thư pháp. Những font chữ này khiến nội dung bao hàm trong nó trở nên nhẹ nhàng, nữ tính và sang trọng hơn.
Display font: Một kiểu typo rất đặc trưng, bởi mỗi font chữ lại mang một nét đặc trưng, khác biệt hoàn toàn so với 3 kiểu typo phía trên. Nhìn chung, những font chữ thuộc nhóm này thường mang tính sáng tạo, độc nhất, có-một-không-hai.
Việc lựa chọn kiểu typography phù hợp sẽ nói lên nhiều điều về thương hiệu của bạn. Chính vì vậy, bạn cần sáng suốt và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.
Tiếp theo là thành tố màu sắc. Chắc bạn cũng đã biết, mỗi màu sắc có thể nói lên câu chuyển của riêng mình. Và không thể phủ nhận, câu chuyện ấy cũng có thể truyền tải những gì bạn muốn kể về thương hiệu của mình.
Dựa trên bảng màu bảy sắc, dưới đây là thông điệp mà mỗi màu sắc có thể truyền tải tới khách hàng của bạn:
Đỏ: Màu đỏ thể hiện sự nhiệt huyết và trẻ trung. Màu này là lựa chọn phù hợp để bạn truyền tải sự trẻ trung, năng động và cả sự “ồn ào” cho thương hiệu của mình.
Cam: Đây cũng là màu sắc thể hiện sự trẻ trung, nhưng mang tính nhẹ nhàng và hữu nghị hơn. Vì màu này ít được sử dụng hơn màu đỏ, nó có thể khiến bạn trở nên nổi bật hơn.
Vàng: Màu sắc của bình minh, của sự hạnh phúc. Sự tươi sáng là một điều cần thiết để thương hiệu của bạn truyền tải ánh sáng của sự tích cực lên khách hàng.
Xanh lá cây: Đây là màu sắc gắn liền với một trong hai chủ đề: Tài chính và thiên nhiên. Nếu thương hiệu của bạn có liên quan tới một trong hai (hoặc cả hai) khía cạnh này, màu xanh lục là một lựa chọn sáng suốt.
Xanh dương: Đây là màu sắc đem lại sự bình yên và tin tưởng cho người nhìn. Thậm chí, xanh dương còn được sử dụng cho thương hiệu có phổ khách hàng trải rộng.
Tím: Màu sắc của hoàng gia. Nếu bạn muốn gắn thương hiệu của mình với sự sang trọng, hãy sử dụng màu tím.
Hồng: Đây là màu sắc của sự nữ quyền. Nếu thương hiệu của bạn dành cho phái đẹp, hãy cân nhắc sử dụng màu hồng.
Nâu: Đây có lẽ là màu sắc ít được sử dụng nhất trong thiết kế. Nhưng nếu bạn muốn nổi bật và tạo sự phá cách, thì màu nâu cũng đáng để cân nhắc đó chứ.
Đen: Để truyền tải thông điệp cho sự tinh tế và hiện đại, thì màu đen là sự lựa chọn hoàn hảo.
Khi nhắc đến thiết kế, bạn không thể nào quên đi khía cạnh hình khối, một thành tố vô cùng quan trọng hoàn thiện sản phẩm đồ họa. Một điều thú vị, đó chính là mỗi hình khối lại có thể nói lên được nhiều điều về thương hiệu của bạn.
Khối tròn: Những hình khối tròn thường tạo cho người nhìn cảm giác mình thuộc về một cộng đồng, được yêu thương và thống nhất về một thể. Những góc tròn cũng đem lại cho bản thiết kế sự nhẹ nhàng và nữ tính hơn.
Khối có góc cạnh (như tam giác, hình vuông,…): Những hình khối này đem lại cho người nhìn cảm giác mạnh mẽ hơn. Những hình khối chứa đựng những hình góc cạnh này còn đem lại cho người ta cảm giác thư thái và đáng tin cậy. Nhưng bạn hãy cần cẩn trọng khi ghép những hình khối dạng này với những màu sắc tươi sáng kiểu màu vàng, bởi sự kết hợp này rất dễ đem đến cho người ta cảm giác thiếu hợp lý, đồng thời khiến thương hiệu của bạn thất bại trong việc kết nối với khách hàng.
Những đường thẳng: Thể hiện sự mạnh mẽ và nam tính với những đường thẳng dọc. Còn những đường thẳng ngang đem lại cho người ta sự yên bình và rung cảm êm dịu.
Một khi nắm bắt chính xác những thành tố tạo nên bản thiết kế, bạn cần liên kết chúng thành một sản phẩm đồ họa hoàn chỉnh, có thể truyền đạt rõ ràng những gì bạn muốn tới khách hàng. Nhưng tùy thuộc vào tính chất của ngành nghề của doanh nghiệp bạn, mà bạn lại chú tâm vào mỗi loại sản phẩm thiết kế khác nhau.
Ví dụ: Các nhà hàng thường dành hết sự sáng tạo vào thiết kế menu và không gian vật lý của cửa hàng. Với đơn vị kinh doanh dịch vụ, bán hàng, maketing, ..., họ tập trung chủ yếu vào thiết kế website và trang mạng xã hội của họ.
Những sản phẩm đồ họa nằm trong bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
Logo chính là xương sống của toàn bộ bộ nhận diện. Khi thiết kế logo, bạn phải đảm bảo logo của mình phải đáp ứng đủ những yếu tố sau:
Và đừng quên tạo nhiều phiên bản cho logo của bạn (như phiên bản trắng đen, nhiều kích cỡ khác nhau). Điều này giúp bạn chủ động gắn logo của mình cho các ấn phẩm thiết kế khác nhau.
Website là một trong những sản phẩm thể hiện tiêu biểu và tần suất tiếp cận khách hàng nhiều nhất để khách hàng nhận diện thương hiệu bạn. Nhất là khi doanh nghiệp của bạn hoạt động trong môi trường trực tuyến hoặc đang cung cấp một sản phẩm / dịch vụ , khách hàng của bạn chắc chắn sẽ check trang web của bạn trước khi quyết định lựa chọn mua / dùng sản phẩm.
Trang web của bạn chính là nơi nhận diện thương hiệu được thể hiện một cách đầy đủ.
Nếu bạn cung cấp một sản phẩm hữu hình, thì bao bì chính là chiếc nam châm hút khách hàng tiến lại gần. Đây chính là yếu tố dẫn đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Hãy để thương hiệu của bạn tỏa sáng thông qua bộ bao bì sản phẩm nổi bật.
Dù hoạt động trong lĩnh vực gì, chiếc card visit chính là một trong những thành tố giúp doanh nghiệp bạn ghi điểm trong mắt đối tác, khách hàng. Khi thiết kế danh thiếp, bạn chỉ cần nhớ một nguyên tắc cơ bản: logo doanh nghiệp nằm ở một mặt card, mặt còn lại dành để thể hiện thông tin chi tiết của chủ nhân thẻ.
Thiết kế email cũng là một cách làm thông tin để gắn kết thương hiệu với khách hàng và để giao thiệp với đối tác, nhà cung cấp. Hãy hình dung mục đích để bạn sử dụng email cho doanh nghiệp: Bạn cần kết nối với đối tác? Bạn cần một bản thiết kế thật gọn gàng, ngắn gọn và xúc tích.
Bạn cố gắng truyền tải một thông điệp? Vậy hãy khiến chúng thật rõ ràng, dễ đọc. Bạn muốn giới thiệu khách hàng mẫu sản phẩm mới sắp ra mắt? Đừng quên gắn thêm một vài hình ảnh minh họa thật bắt mắt về sản phẩm mới
Và bạn hãy đừng quên thống nhất chủ đề trong các ấn phẩm thiết kế nói trên. Đảm bảo màu sắc, font chữ và hình khối của các sản phẩm phải đồng nhất, và phù hợp với giá trị cốt lõi trong thương hiệu của bạn.
Bộ nhận diện thương hiệu chính là nơi để bạn định vị giá trị thương hiệu mình, tạo sự khác biệt trước đối thủ cạnh tranh, cũng như thay đổi quan điểm khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bộ nhận diện có thể truyền tải chính xác những gì bạn muốn thể hiện với công chúng, với đối tượng khách hàng trọng tâm mà bạn muốn hướng tới.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn